Thứ Hai, 5 tháng 5, 2014

[Kinh tế-Lao Động] - Tăng giá vé xe buýt để giảm gánh nặng cho ngân sách?

Để làm rõ việc tăng giá vé xe buýt kể từ ngày 1.5.2014, cũng như kế hoạch mở rộng mạng lưới tuyến xe buýt ra các huyện vùng sâu, vùng xa trên địa bàn, PV Báo Lao Động đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Hoàng Linh (ảnh) - Phó GĐ Sở GTVT Hà Nội.


Tại sao Sở GTVT lại đề xuất UBND TP.Hà Nội tăng giá vé xe buýt lần này, thưa ông? - Việc này nhằm mục đích đầu tư đổi mới phương tiện, nâng cao chất lượng phục vụ, mở rộng mạng lưới tuyến, thu hút tối đa người dân đi xe buýt. Ngoài ra, cũng nhằm đảm bảo chi trợ giá của ngân sách TP cho xe buýt ở mức hợp lý, từng bước giảm bớt gánh nặng hỗ trợ từ ngân sách, nhưng vẫn đảm bảo được mục tiêu dịch vụ công ích và chính sách an sinh xã hội của TP. Nguồn thu tăng, vậy trong năm 2014, ngân sách TP còn phải trợ giá vé xe buýt ở mức nào? - Năm 2013, ngân sách TP.Hà Nội đã trợ giá vé xe buýt gần 2.000 tỉ đồng. Với lần tăng giá vé này, ngành vận tải Hà Nội sẽ thu được khoảng 300 tỉ đồng/năm. Như vậy, năm nay ngân sách Hà Nội sẽ phải chi thêm 1.000 tỉ đồng trợ giá. Từ năm 2006 - 2012, ngành GTVT Hà Nội mới chỉ 1 lần tăng giá vé xe buýt. Vậy mà chỉ từ cuối năm 2012 đến nay, sở lại tăng giá vé xe buýt tới 2 lần? - Việc tăng giá vé xe buýt lần này đã được liên ngành lên phương án từ lâu và đã được TP phê duyệt, cho phép ngành vận tải tăng theo lộ trình. Trong trường hợp nếu khoản thu thêm từ tăng giá vé vẫn không bù đắp được cho chi phí thì Sở GTVT tiếp tục đề nghị thành phố bổ sung thêm khoản trợ giá. Hiện trên địa bàn TP, ngoài các Cty vận tải nhà nước tham gia dịch vụ buýt công cộng, còn nhiều Cty vận tải tư nhân khác cùng tham gia. Vậy khoản trợ giá xe buýt được chi từ ngân sách có được phân chia đều? - Từ nhiều năm nay, chúng tôi đã chia đều khoản trợ giá xe buýt cho cả DN khai thác dịch vụ vận tải xe buýt nhà nước, cũng như DN thuộc diện xã hội hóa (tư nhân). Theo quy định chung của TP, cứ DN nào đăng ký tham gia vận tải công cộng thuộc diện được trợ giá thì đều được hỗ trợ nguồn ngân sách trên. Thời gian tới Sở GTVT sẽ trình TP cho phép triển khai nhiều tuyến buýt ra các huyện vùng sâu, vùng xa thuộc Hà Tây cũ. Vậy cụ thể ra sao? - Các huyện thuộc Hà Tây cũ sẽ có 12 tuyến buýt không trợ giá. Chúng tôi quan tâm xây dựng 12 tuyến này trước vì nó nằm chủ yếu trên các trục đường chính đến các vùng sâu, vùng xa - nơi chưa được phủ mạng lưới xe buýt công cộng. Hiện nay, về cơ bản đã chọn ra mấy tuyến cơ bản như: K9 - Đá Chông (Ba Vì), Ba Thá (Mỹ Đức), Phùng Xá (Thạch Thất), Xuân Mai (Chương Mỹ)... - Xin cảm ơn ông!

0 nhận xét:

Đăng nhận xét